M.U nhắm tân binh tuyển Anh thay thế Ronaldo vào tháng 1
Sáng qua 6.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng tư vấn giám sát đã triển khai công tác cắm cọc và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua xã Nhuận Đức, H.Củ Chi thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) giai đoạn 1. Theo đó, sau khi đo vẽ, xác định ranh mốc, phía chủ đầu tư kết hợp tư vấn giám sát và UBND xã đã mang cọc tới các vị trí để đóng cọc, khoảng cách mỗi cọc là 100 m.Đại diện chủ đầu tư cho biết từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3.029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 có 2.102 cọc trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến ngày 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3. Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3.Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1" (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027.Như vậy, đến ngày 2.9, những hạng mục đầu tiên thuộc tuyến cao tốc nối thẳng TP.HCM đi Tây Ninh sẽ chính thức được khởi công. Tuyến cao tốc này khi đưa vào khai thác không chỉ xóa thế độc đạo của QL22, gỡ nút thắt giao thương hướng Tây Bắc, mà còn góp phần đột phá phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là trong bối cảnh Tây Ninh đang nổi lên như một điểm đến "hot" nhất Nam bộ.Cùng với đó, tuyến cao tốc huyết mạch đi miền Tây (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng vừa được Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt kế hoạch khởi công ngay trong năm nay. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương từ Chợ Đệm - Vành đai 4 hiện chỉ 4 làn xe sẽ khởi công mở rộng lên quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mở quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.Phía đông, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án rút ngắn thời gian thực hiện, có thể áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt như đã áp dụng cho một số dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 để khởi công vào cuối quý 3, cơ bản hoàn thành dự án vào tháng 12.2026. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công ngay đầu năm mới Ất Tỵ. Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi Bình Phước chủ yếu di chuyển theo QL13 với quãng đường khoảng 120 km, thường xuyên ùn tắc vì quá tải. Do đó, 57 km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành khi đi vào hoạt động, cùng với tuyến đường nối từ Gò Dưa (TP.HCM dự kiến khởi công trong quý 3), hành trình từ TP.HCM đến Bình Phước sẽ được rút ngắn đáng kể.Trong khi các con đường huyết mạch đang khẩn trương chuẩn bị khởi công thì cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng lần lượt được đưa vào khai thác từng đoạn trong năm nay, kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM.Như vậy, chỉ trong năm 2025, 5 tuyến cao tốc hướng tâm sẽ đồng loạt được thực hiện, giải "cơn khát" cao tốc kết nối TP.HCM đi các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ suốt gần 2 thập niên qua.Trao đổi với Thanh Niên, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, khẳng định 2025 là năm của những dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng. Không chỉ 5 tuyến cao tốc hướng tâm, năm nay TP sẽ bứt tốc trên hành trình khép kín mạng lưới vành đai khi dự kiến khởi công đường Vành đai 2 (đoạn 1, đoạn 2) vào quý 3.Theo ông Phúc, Vành đai 2 mới thực sự là giấc mơ mà TP.HCM đã phải chờ đợi tới 20 năm. Trước đây, dự án còn gặp nhiều khó khăn khiến phải gián đoạn ở một số nơi, song dự án đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 đang "chạy êm" đúng như kế hoạch. Các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm cơ bản hoàn thành 14,7 km trên cao Vành đai 3 tại TP.Thủ Đức, sẵn sàng cho năm 2026 khi toàn bộ tuyến được đưa vào khai thác ngày 30.6.2026. Song song đó, dự án Vành đai 4 cũng đang được phấn đấu khởi công."Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi TP.HCM hiện thực hóa bộ khung giao thông chiến lược. Ngoài ra, các dự án BOT cửa ngõ, cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cũng được triển khai ngay trong năm nay. Những trục giao thông quan trọng này sẽ tạo nên hệ thống kết nối giao thông đối nội và đối ngoại, thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.HCM và khu vực lân cận", ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.Khẳng định tầm quan trọng của những dự án giao thông liên vùng, TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn nhận: Khi TP.HCM khép kín được mạng lưới đường vành đai, kết hợp với sự xuất hiện của những tuyến cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hay nâng công suất các tuyến cao tốc quá tải TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ tác động rất lớn tới KT-XH. Hiệu quả đầu tiên là giảm chi phí logistics, giúp giá cả hàng hóa giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển. Việc đi lại thuận lợi hơn sẽ giúp phân bố lại các khu công nghiệp, khu dân cư, mở ra cơ hội mới cho các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước, giảm tải cho TP.HCM, Bình Dương, cũng như thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL - vựa nông sản của cả nước. Có thể thấy, lợi ích kinh tế không chỉ mở ra cho riêng TP.HCM mà còn làm sống dậy cả vùng động lực kinh tế trọng điểm phía nam."Nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt, TP.HCM là cực động lực quan trọng. Điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ sẽ tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế TP.HCM, đóng góp với mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước giai đoạn tới", TS Dương Như Hùng nhận định. Lãnh đạo TP đã xác định phải dồn lực ưu tiên đầu tư dứt điểm các hạ tầng chính, mang tính chiến lược để giao thông thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, đưa TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới cùng với đất nước.Ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM)'Lỡ hẹn với ngày xanh' tập 13: Phản ứng của vợ chủ tịch làm lộ bí mật?
Tờ Bangkok Post đưa tin lực lượng đặc nhiệm Naresuan của quân đội Thái Lan đã tiến hành một cuộc khảo sát bằng trực thăng trên biên giới giáp với Myanmar tại làng Nong Bua thuộc tỉnh Tak của Thái Lan hôm nay 1.3.Cuộc khảo sát được thúc đẩy bởi các vụ đụng độ nhỏ giữa lực lượng thuộc KNLA và quân đội Myanmar xung quanh các căn cứ quân sự, khiến người dân ở những khu vực xung quanh lo sợ.Các cuộc đụng độ giữa quân đội và KNLA ở Myanmar được báo cáo xảy ra chỉ cách làng Nong Bua 800 m. Ngoài ra có một vụ đụng độ khác được báo cáo từ căn cứ Kyra Piao Kong, chỉ cách huyện Tha Song Yang của Tak 1,5 km.Thiếu tướng Maitri Chupreecha, Chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Naresuan, cho hay các cuộc đụng độ nói trên đã gây nguy hiểm cho tính mạng và tài sản ở cả hai bên biên giới, và quân đội lo ngại rằng có thể xảy ra các cuộc xâm nhập Thái Lan.Cho đến nay đã có 545 công dân Myanmar tìm cách tránh xung đột bằng cách vượt biên sang Thái Lan và đã được đưa đến 2 vùng an toàn tạm thời, theo Bangkok Post. Lực lượng quân đội và cảnh sát biên giới của Thái Lan đang hỗ trợ người tị nạn và cung cấp viện trợ nhân đạo.Lực lượng đặc nhiệm Naresuan đã ra lệnh cung cấp thực phẩm, quần áo và nhu yếu phẩm cho các đơn vị chăm sóc những người tìm kiếm nơi lánh nạn và đã đến thăm một số người đang ở trong vùng an toàn.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của chính quyền quân sự Myanmar cũng như KNLA.Thông tin trên được đưa ra vào thời điểm các quan chức an ninh Thái Lan tại Tak đang chuẩn bị cho làn sóng nạn nhân được giải thoát khỏi các trung tâm lừa đảo ở thành phố Myawaddy của Myanmar khi cuộc truy quét tội phạm vẫn tiếp diễn.Vào tháng 1, các trung tâm chăm sóc sức khỏe phục vụ hàng chục ngàn người tị nạn trên biên giới Thái Lan-Myanmar đã bị lệnh đóng cửa sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đóng băng hầu hết viện trợ nước ngoài, buộc các quan chức Thái Lan phải vận chuyển những bệnh nhân ốm yếu nhất đến các cơ sở khác, theo Bangkok Post.
‘Chi phí không phải rào cản để chuyển đổi số’
Ngày 4.3, BHXH Việt Nam đã thông tin về chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH kỳ tháng 3 sau chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy mới. Thay vì có 21 đơn vị tại T.Ư và 63 BHXH cấp tỉnh như trước đây, từ 1.3, BHXH Việt Nam thuộc Bộ Tài chính hoạt động theo mô hình tổ chức 3 cấp, gồm 14 đơn vị tại T.Ư, 35 BHXH tại khu vực và không quá 350 BHXH cấp huyện.Trong thời gian sắp xếp bộ máy tổ chức cơ quan BHXH không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và bảo hiểm y tế (BHYT).Đặc biệt, công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Ngay trong 2 ngày làm việc đầu tiên của tháng 3, BHXH Việt Nam đã chủ động tập trung tất cả các nguồn lực, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để trực tiếp thực hiện chuyển tiền chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản cá nhân cho 2,7 triệu/3,4 triệu người hưởng trên toàn quốc.Riêng ngày 3.3, BHXH Việt Nam đồng loạt đẩy mạnh chi trả đạt trên 98% trong tổng số gần 1,3 triệu người hưởng qua tài khoản cá nhân phải chi trả trong ngày tại 38 địa bàn tỉnh, thành phố.Đối với những người chưa nhận được, cơ quan BHXH đang tiếp tục phối hợp với các ngân hàng và người hưởng xác nhận lại thông tin tài khoản cá nhân để đảm bảo người hưởng sẽ nhận được tiền lương hưu, trợ cấp BHXH trong thời gian sớm nhất.25 địa bàn tỉnh, thành phố còn lại sẽ tiếp tục thực hiện chi trả theo lịch chi trả đã được thông báo đến người hưởng.Theo Quyết định 391/QĐ-BTC, BHXH Việt Nam là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách: BHXH, BHTN, BHYT; thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật. Cùng đó, tham gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT.
Hôm nay 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp về tài sản thừa kế, yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột cố NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh).Theo ghi nhận của chúng tôi, từ sáng sớm, nhiều YouTuber, người dân đứng ngoài khu vực tòa án theo dõi thông tin vụ án. Lực lượng bảo vệ, công an... túc trực trước cổng tòa án để giữ trật tự. Tại phiên tòa sáng nay, nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung, bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan cùng một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có mặt tại tòa. Trước đó, ngày 16.12.2024, phiên tòa tạm hoãn do phía nguyên đơn Võ Thị Hồng Nhung có đơn xin hoãn. Trước khi quyết định đưa vụ án ra xét xử, TAND TP.HCM đã mở các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Tại đây, các bên đã được tiếp cận các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp; trong đó có kết luận giám định chữ ký của cố NSƯT Vũ Linh. Kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự số 4993/KL-KTHS cho thấy không đủ cơ sở kết luận chữ ký tại tài liệu giấy giao nhận việc nuôi con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi so với chữ ký của NSƯT Vũ Linh trên các tài liệu mẫu so sánh có phải do cùng một người ký ra hay không. Kết quả, buổi hòa giải không thành do các bên không đồng ý hòa giải.Theo diễn biến vụ tranh chấp, phía nguyên đơn yêu cầu tòa trưng cầu giám định chữ ký của cố NSƯT Vũ Linh tại văn bản giao nhận con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi; hủy các giấy tờ này và văn bản khai nhận di sản thừa kế của bà Hồng Loan đối với nhà đất số 5 Đoàn Thị Điểm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM; quyền sử dụng 2 thửa đất tại P.Linh Đông, TP.Thủ Đức, TP.HCM; hủy phần cập nhật biến động trên giấy chứng nhận nhà số 5 Đoàn Thị Điểm về nội dung đã sang tên cho bà Hồng Loan; yêu cầu xác định toàn bộ di sản của cố NSƯT Vũ Linh là tài sản thừa kế thuộc sở hữu của những người thuộc hàng thừa kế thứ hai.Về phía bị đơn, Hồng Loan cho biết không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bị đơn là hàng thừa kế thứ nhất và đã giao nộp đầy đủ cho tòa án các tài liệu xác thực mình là con hợp pháp của NSƯT Vũ Linh. Bà Loan có đơn phản tố, yêu cầu bà Nhung và bà Lê Thị Hồng Phượng di dời toàn bộ tài sản của họ ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm.Thời gian qua, ồn ào tranh chấp liên quan về tài sản thừa kế của NSƯT Vũ Linh thu hút sự quan tâm của dư luận. Vụ tranh chấp thừa kế của gia đình NSƯT Vũ Linh được TAND quận Phú Nhuận (TP.HCM) thụ lý giải quyết sơ thẩm theo thông báo số 440/2023/TLST-DS ngày 5.6.2023. Đến ngày 21.3.2024, TAND quận Phú Nhuận (TP.HCM) đã có quyết định chuyển hồ sơ vụ án tranh chấp về thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh đến TAND TP.HCM, do không thuộc thẩm quyền giải quyết.
Trao tiền bạn đọc giúp nữ sinh bị u não
Ở mùa giải 2024, đội Trường ĐH Văn Hiến từng xuất sắc giành vé vào chơi ở vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đến với mùa giải 2025, đội Trường ĐH Văn Hiến không còn những cái tên nổi bật trên băng ghế huấn luyện như cựu HLV CLB Đồng Tháp Nguyễn Anh Tông và cựu tuyển thủ xứ sen hồng Nguyễn Văn Ngân. Mặc dù vậy, đội Trường ĐH Văn Hiến vẫn được đánh giá là ứng cử viên nặng ký nhất cho ngôi đầu 2 để góp mặt ở vòng play-off giành vé vào chung kết.Đội Trường ĐH Văn Hiến có điểm mạnh nhờ lối chơi tập thể. Các cầu thủ dù không to cao, nhưng sở hữu tốc độ và sức bền đáng gờm. Bên cạnh đó, đây còn là đội bóng có điều kiện ăn tập tốt hơn so với mặt bằng chung của bóng đá sinh viên. Trường có sân cỏ nhân tạo riêng, nên phong trào bóng đá khá phát triển.Trong khi đó, đội Trường ĐH Luật TP.HCM có sự biến động mạnh về mặt lực lượng. Có đến 70% số cầu thủ hiện tại của đội Trường ĐH Luật TP.HCM chưa xuất hiện ở mùa giải 2024. Nhưng so với mùa rồi, đội bóng này đã chuẩn bị kỹ càng cho mùa bóng 2025. "Đội có 2 tháng tập luyện, thi đấu giao hữu nên có sự ăn ý, tiến bộ hơn so với năm ngoái", HLV Vũ Hoàng Duy cho biết.Về trận ra quân gặp đội Trường ĐH Văn Hiến, HLV Vũ Hoàng Duy nhận định: "Đây là trận đấu mà chúng tôi không được phép thua nên sẽ dốc toàn lực. Với đội Trường ĐH Luật TP.HCM thì trận đấu nào cũng phải thi đấu với tinh thần của trận chung kết".Gương mặt đáng chú ý của đội Trường ĐH Luật TP.HCM là tiền đạo Nguyễn Công Khoa. Ở TNSV THACO cup 2024, Công Khoa chơi ở vị trí hậu vệ nhưng sau gần 1 năm trui rèn, cầu thủ này cho thấy khả năng thích nghi tốt ở vị trí mới nên được ban huấn luyện chuyển hẳn lên chơi... tiền đạo. Ở cánh trái, đội Trường ĐH Luật TP.HCM có Nguyễn Hữu Lương thi đấu khá sắc bén. HLV Vũ Hoàng Duy còn nhiều ẩn số trong tay và hứa hẹn sẽ có thể tạo bất ngờ ở trận ra mắt giải TNSV THACO cup 2025.